Cha mẹ cần làm gì với trẻ 4 tuổi bướng bỉnh?
Khi trẻ lên 4 tuổi bắt đầu có xu hướng bướng bỉnh, thích thể hiện cái tôi bản thân nhiều hơn. Với giai đoạn vàng này nếu cha mẹ không chú ý sẽ khó kiểm soát được hành vi của trẻ.
Kiên nhẫn và nhẹ nhàng
Với bất cứ tình huống nào nếu cha mẹ cố gắng hét, quát mắng trẻ sẽ khiến câu chuyện trở nên nặng nề hơn. Ban đầu trẻ sẽ sợ hãi và thực hiện nhưng lâu dần hình thành nên dạng tính cách là lì lợm hay thậm chí là gào thét và cãi lại. Với những trẻ cá tính hơn chúng sẽ ăn vạ, gào thét đến khi được đáp ứng hoặc giải quyết mâu thuẫn.
Hãy cố gắng kiên nhẫn và nhẹ nhàng giải thích cho trẻ hiểu. Con sẽ bình tĩnh để hiểu và điều chỉnh hành vi. Ngoài ra lắng nghe con nói lên mong muốn của mình cũng chính là việc cho trẻ cảm giác được tôn trọng, trẻ sẽ tâm sự với cha mẹ các vấn đề.
Với nhiều trường hợp, trẻ sẽ ăn vạ cũng như gào thét lên để khẳng định được bản thân đúng. Lúc này cha mẹ đừng vội can thiệp và trẻ vẫn đang gây sự chú ý. Sau khi mặc kệ trẻ 1 khoảng thời gian chúng sẽ tự thôi và lúc đó bố mẹ mới can thiệp vào. Hoặc bắt trẻ làm đúng động tác trẻ đang làm: đnag khóc bắt khóc to hơn, đập đồ bắt đập… đây là phương pháp ngược sẽ khiến trẻ dừng các hành vi tiêu cực lại.
Tôn trọng trẻ
Nhiều ông bố, bà mẹ thường hay cho mình quyền mắng trẻ, dạy trẻ trước mặt nhiều người sẽ khiến trẻ xấu hổ, thay đổi nhưng thực tế điều này lại không có tác dụng như vậy. Cha mẹ vô tình khiến trẻ xấu hổ dẫn đến ấm ức với bố mẹ, càng về sau càng có những hành động và thái độ tiêu cực.
Đừng áp đặt trẻ theo suy nghĩ của người lớn mà hãy dựa vào hành động của trẻ để có những điều chỉnh phù hợp. Đòn roi là một giải pháp nhưng chưa bao giờ là giải pháp phù hợp nhất và trên thực tế, nó sẽ chẳng đem lại tác dụng gì ngoài việc khiến đứa trẻ ngày càng tránh xa cha mẹ hơn vì sợ hãi.
Hãy gian thời gian và cho trẻ suy nghĩ về hành động của mình 1 cách nghiêm túc, trẻ sẽ nghĩ thấu đáo hơn cũng như giảm thiểu cảm xúc tiêu cực.
Cổ vũ, khen ngợi trẻ
Đây là thời điểm bất cứ đứa trẻ nào cũng muốn thể hiện với bố mẹ chúng rằng mình đã lớn. Nghĩa là chúng sẽ có xu hướng giúp đỡ bố mẹ làm các công việc trong gia đình hoặc những việc được nhờ hết sức mình. Lúc này là thời điểm trẻ muốn được mọi người công nhận bản thân và lời khen ngợi đúng lúc sẽ mang đến hiệu quả không ngờ.
Hãy cố gắng duy trì trạng thái tích cực với những hành động hay việc làm của trẻ để giúp đỡ bạn thay vì khó chịu khi trẻ không đạt mong đợi của bạn. Điều này sẽ giúp trẻ cảm thấy mình được tôn trọng và có thể giúp đỡ mọi người trong khả năng của mình.
Phê bình trẻ một cách tế nhị
Đừng phê bình trẻ ngay khi con mới mắc lỗi hoặc trước mặt người lạ điều này sẽ đẩy tăng cao cảm xúc tiêu cực, sự xấu hổ và co cụm của trẻ lên. Hãy để con ngẫm lỗi bằng các tín hiệu của bố mẹ “Mẹ bắt đầu không hài long rồi đấy, mẹ không thích với hành động của con…”
Hãy dạy trẻ lời phê bình của bố mẹ có ý nghĩa gì và con cần sửa như thế nào. Đừng vội quát mắng khiến con trở nên bị á p lực mà không dám thể hiện bản thân
Trẻ dù có bướng đến đâu nhưng nếu với mỗi phương pháp, cách xử lý của cha mẹ cũng đem lại một kết quả khác nhau. Hãy tôn trọng con trẻ và giúp con trẻ phát triển một cách toàn diện.