Cha mẹ xử lý “ngọt” khi trẻ ăn vạ
Trẻ hay ăn vạ cha mẹ cần làm gì? Có nên quát hay đánh con khi ăn vạ mới chừa?… Muôn vàn các câu hỏi của cha mẹ khi trẻ có hiện tượng ăn vạ cũng như không nghe lời. Hãy cùng tham khảo bài viết sau:
1.Nguyên nhân trẻ hay ăn vạ
Ăn vạ là điều hết sức bình thường với trẻ khi bước vào ngưỡng tuổi lên 3. Cha mẹ dường như đã quá quen với trẻ còn nhỏ sẽ nghe lời, làm theo những điều cha mẹ mong muốn nên khi trẻ có những phản kháng bằng thái độ, hành vi cha mẹ sẽ cảm thấy ngạc nhiên, lúng túng và đa phần chọn cách đánh mắng con.
Các tình huống trẻ ăn vạ chủ yếu là do trẻ muốn cái gì đó hoặc làm gì đó nhưng không được bố mẹ cho phép nên tỏ ra khó chịu, hờn dỗi, khóc lóc, tức giận hoặc chống đối. Có nhiều trẻ việc ăn vạ chính là việc khiến cho cha mẹ thấy con có sự thất vọng, sự mong muốn không rời xa bố mẹ và được bố mẹ luôn ưu tiên đáp ứng các nhu cầu của con.
Do mới chỉ khoảng 3 tuổi nên trẻ chưa có nhiều vốn từ, chưa biết cách nói đầy đủ ý nên việc ăn vạ là cách dễ nhất cho trẻ thể hiện được thái độ, mong muốn của bản thân. Hoặc đôi khi chính là cách trẻ cho bố mẹ thấy con đang gặp khó khăn cần sự giúp đỡ nhưng không biết diễn tả như thế nào.
2.Làm gì khi trẻ ăn vạ?
Đừng vội vàng quát mắng con sẽ khiến hình thành sự ướng bướng, chống đối hơn, cha mẹ xử lý “ngọt” khi trẻ ăn vạ bằng phương pháp sau đây:
– Bình tĩnh: Đây là bước bố mẹ cần lưu ý nhất trước khi xử lý sự ăn vạ của con, đừng để tức giận và sẽ có những cách xử lý tiêu cực với con.
– Xem trẻ muốn gì: Với trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi, hãy kiểm tra xem trẻ có đói không, liệu đang đau răng, đau bụng, buồn ngủ hay là tã bị bẩn,… Còn trẻ lớn hơn có thể con muốn được quan tâm hay con đang gặp khó khăn gì đó.
– Giải thích rõ ràng: Đừng nói dài dòng bởi trẻ sẽ không nghe và không hiểu được. Nói ngắn gọn và sau đó chuyển cảm xúc của trẻ bằng việc khác nhưng không vuốt ve, dỗ dành.
– Cho trẻ sự lựa chọn: Với trẻ từ 3 tuổi trở lên, hãy hỏi trẻ xem liệu có phải trẻ đang làm sai và giải thích điều trẻ muốn. Khuyến khích trẻ nói ra.
– Giữ lập trường: Tỏ ra cảm thông và lắng nghe trẻ nhưng cố gắng giữ nguyên quyết định ban đầu .Vẫn tiếp tục cương nghị, giữ bình tĩnh và giải thích cho trẻ.
– Chờ đợi: Đừng ép trẻ mà cứ để trẻ 1 lát cho giãn sự tiêu cực đó rồi mới cho trẻ hiểu và xử lý.
– Lôi kéo trẻ sang sự chú ý khác: Cho trẻ rời khỏi chỗ khiến trẻ ăn vạ và im lặng để trẻ bình tĩnh cũng như giãn được cảm xúc tiêu cực.
– Tránh chấn thương: Nhiều trẻ khi ăn vạ có thể đập phá đồ đạc, nằm lăn lộn dưới đất. Bạn hãy cố kéo trẻ ra khỏi tình huống đó nhưng tránh đánh đòn hoặc la hét chửi mắng trẻ.
3.Cách phòng ngừa trẻ ăn vạ
Bất kì đứa trẻ nào cũng đã từng ăn vạ là một tất yếu của sự phát triển. Nhưng nó có thể trở thành một thói quen xấu khó bỏ. Để hạn chế và tránh những việc này xảy ra :
– Nhất quán và duy trì thời gian biểu cho trẻ một cách khoa học, hàng ngày
– Lên kế hoạch trước cho tất cả hoạt động và nói trước cho trẻ nắm bắt
– Khuyến khích trẻ nói ra các mong muốn nếu như con chưa nói được có thể hướng dẫn con cách nói để trẻ giảm bớt ăn vạ bằng các hành vi.
– Để trẻ có quyền lựa chọn phương án giải quyết vấn đề bằng sự định hướng ngầm thay vì bắt ép con
– Khen ngợi hành vi tốt để củng cố những hành vi tốt và nâng cao sự tự tin cho trẻ.
– Tránh các tình huống kích thích ăn vạ: Chẳng hạn như tránh đến gần hoặc dừng lâu tại những quầy đồ chơi, nhà hàng ăn uống,…nếu bạn đang không có ý định mua gì đó cho trẻ.
Xem thêm: Cha mẹ xử lý thế nào với sự bướng bỉnh của trẻ lên 3?
Xem thêm: Phương pháp Ferber