Cha mẹ xử lý thế nào với sự bướng bỉnh của trẻ lên 3?
Trẻ bình thường rất ngoan nhưng đến khi lên 3 thì cha mẹ bàng hoàng vì thấy trẻ có sự thay đổi khá nhiều trong cả nhận thức và tính cách. Trẻ trở nên bướng bỉnh, ấm ức, khóc lóc và thể hiện cái tôi nhiều hơn.
Sự thay đổi tâm lý của trẻ 3 tuổi
Cha mẹ xử lý thế nào với sự bướng bỉnh của trẻ lên 3? Việc thể hiện cái tôi của trẻ khi bắt đầu lên 3 là điểm có thể nhìn thấy rõ ràng nhất. Trẻ luôn muốn được mọi người tôn trọng ý kiến, tự làm các việc mình thích và sẽ phản ứng ngay khi bị áp đặt hoặc không được làm theo ý thích.
Tuy nhiên, vì còn quá nhỏ nên với khả năng của mình, trẻ không thể tự làm được tất cả những việc mà mình muốn cũng như không thể phân biệt được cái tốt, cái xấu, cái nào nên và không nên, hoặc những điều mình làm sẽ gây ra những hậu quả ra sao, có ảnh hưởng gì hay không.
Khi nhu cầu lớn hơn với khả năng trẻ sẽ thường xuyên ấm ức, tức giận, gào thét hay thể hiện thái độ tiêu cực hơn. Cha mẹ đừng quá lo lắng bởi đó là điều hết sức bình thường nhưng cần có sự uốn năng và can thiệp kịp thời.
Biểu hiện sự bướng bỉnh của trẻ lên 3
Trẻ thường có các biểu hiện cụ thể ở độ tuổi này mà cha mẹ cần để ý:
- Thái độ tiêu cực:Khó chịu, cáu kỉnh khi không được làm theo sở thích hoặc bị người lớn yêu cầu làm điều gì mà con không thích.
- Cứng đầu:Kiên quyết bảo vệ những đòi hỏi của bản thân. Trẻ đang có sự chống đối ngầm với bố mẹ bởi lúc này sự hiếu chiến hiếu thắng cũng đã bắt đầu lên cao.
- Tự tiện:Tự thích làm mà không thích sự giám sát của người lớn, muốn thể hiện bản thân đã lớn và có thể làm.
- Chống đối:Mọi việc trẻ làm đều trái ngược lại với lời dạy dỗ, vi phạm các nguyên tắc trong gia đình.
- Vô lễ:Biểu hiện thái độ vô lễ thông qua nét mặt và lời nói trống không, hỗn xược, giơ tay muốn đánh hoặc đánh vào người lớn.
- Nổi loạn:Nếu cha mẹ không kìm được trước các thái độ hoặc hành động của trẻ và sẽ quát mắng khiến trẻ cảm thấy ấm ức hơn.
Cách dạy trẻ 3 tuổi bướng bỉnh
– Động viên, khen ngợi trẻ
Khi con có thể tự làm được việc gì cha mẹ hãy động viên khích lệ. Thay bằng làm hộ con hãy để con làm, mình quan sát từ xa thậm chí con có thể hướng dẫn lại bố mẹ. Sau đó dán nhãn tích cực và khen ngợi con để con có động lực cho các công việc lần sau.
Đừng cáu, quát mắng nhé bởi con sẽ ghi nhớ cách xử lý của mọi người trong gia đình để học theo.
– Cho trẻ nhiều sự lựa chọn
Trẻ nhỏ không thích khi bị bắt ép làm điều gì mà mình không thích, vì vậy bạn cần tạo ra nhiều cơ hội, nhiều sự lựa chọn cho bé. Trước khi đi đâu đó con có thể tự chọn quần áo cho mình, làm bất cứ việc gì con có thể chọn cách làm, phương án giải quyết rồi sau đó mới hướng dẫn điều chỉnh cho con.
– Phớt lờ những đòi hỏi
Cha mẹ không nên đáp ứng tất cả những “yêu sách” của con, bởi trẻ sẽ nhận thức được rằng bạn sẽ chiều theo mọi mong muốn của trẻ. Khi không được đáp ứng chắc chắn trẻ sẽ lăn ra ăn vạ thậm chí có nhiều trẻ còn biết thời điểm để ăn vạ tốt nhất đó chính là chỗ đông người. Vậy cha mẹ cần lưu ý phớt lờ không cần quan tâm những đòi hỏi hay thái độ của con. Cha mẹ cũng có thể áp dụng phương pháp ngược: con khóc sẽ yêu cầu khóc to, gào to yêu cầu gào to hơn nữa… chắc chắn trẻ sẽ dừng lại.
– Không bắt ép trẻ làm điều gì đó

Trẻ nhỏ cũng có những suy nghĩ và cảm xúc riêng của mình nhưng người lớn lại vô tình không để ý đến. Bắt con làm những điều mà trẻ không muốn bằng những câu ra lệnh, răn đe… sẽ khiến trẻ có xu hướng không nghe lời và càng bướng bỉnh hơn. Vì vậy, bạn cần kiểm soát thái độ và hành vi của bản thân với con cái.
Trẻ lên 3 là con đã bước vào 1 giai đoạn mới của tuổi mầm non cũng như có nhiều thay đổi trong tính cách, tâm lý mà cha mẹ cần phải để ý hết sức kỹ lưỡng để có những điều chỉnh, uốn nắn phù hợp. Đừng quát mắng hay đánh con vì khiến con tổn thương cũng như com cụm khiến thui chột đi nhiều kỹ năng cần thiết cho giai đoạn phát triển tiếp theo.
Xem thêm: Dạy con tuổi lên 2 có quá khó?
Xem thêm : Nuôi dạy con cái