Dạy con tuổi lên 2 có quá khó?
Giai trẻ lên 2 tuổi là giai đoạn trẻ có nhiều thay đổi về tính cách cũng như sẽ hình thành một số các thói quen. Khi không vừa ý trẻ sẽ có thể phản ứng một cách tiêu cực và nếu không loại trừ điểm này sẽ vô tình hình thành cho trẻ các thói quen khó bỏ.
1. Khi con hay ăn vạ
Trẻ khi đòi hỏi thường hay lăn ra ăn vạ, gào thét, khóc lóc cho đến khi được đáp ứng nhu cầu. Nhiều cha mẹ thường đáp ứng ngay hoặc dỗ dành trẻ. Đặc biệt nhiều trẻ thường chọn chỗ đông người để ăn vạ bởi chúng biết rằng khi đó là thời điểm bố mẹ sẽ dễ đáp ứng chúng nhất vì sợ xấu hổ. Nếu như trường hợp này bố hãy cho trẻ ra nơi khác văng hơn và cho con khóc thì chắc chắn con sẽ nín thậm chí yêu cầu con khóc to con sẽ dừng ngay lập tức. Chưa cần phân tích ngay mà chỉ dùng hiệu lệnh với con. Nếu ở nhà thì hãy cho con vào một phòng kín và trẻ sẽ tự nín.
Dĩ nhiên, mẹ cũng cần phân biệt rõ đó có phải là tình huống bé khóc có phải là do ăn vạ không, cấp độ ăn vạ như thế nào? Nếu bé sai thì không để ông bà hay bố tham gia và bênh vực. Mọi người càng bênh thì mẹ càng nâng mức hình phạt cao hơn,
Khóc là khi trẻ muốn mình trở thành trung tâm chú ý và phải được đáp ứng các sự đòi hỏi và làm gia tăng sự đòi hỏi lên cao hơn. Mẹ cũng có thể đánh lạc hướng bằng các trò chơi, món ăn làm bé chú ý đến tuy nhiên sau đó cần cho con hiểu không được phép ăn vạ như vậy.
2. Nếu con thường lao vào đánh người khác
Mẹ tuyệt nhiên cần phải nghiêm khắc, ngăn chặn hành động của bé, giúp bé bình tĩnh, không cười đùa cổ vũ. Trẻ giai đoạn này đang bắt chước người lớn và khi thấy hành động của mình được mọi người khen, cổ vũ trẻ sẽ cho là hành động được phép làm và cứ thế sử dụng. Lâu dần hình thành việc sử dụng bạo lực khi chơi với bạn, khi không vừa ý và xu hướng sử dụng bạo lực ngày càng tăng cao. Dạy con tuổi lên 2 có quá khó? Cần cho trẻ thấy không được dùng bạo lực và cách giải quyết là gì. Nếu con quen sử dụng cần đánh lạc hướng và hướng dẫn con thay vì quát mắng hoặc cấm vì con chưa thể hiểu được.
3. Nếu con nói “không” với mọi thứ
Trong độ tuổi này bé sẽ bướng bỉnh và sẵn sàng cãi lại mẹ, chỉ cần không thích là bé sẽ không làm. Nếu trường hợp thấy cần điều chỉnh cho con thì mẹ nên nhẹ nhàng và dùng hiệu lệnh để cho con hiểu là không được phép nói “không” và thay vào đó là phải làm thế nào.
VD: Bé không chịu mặc áo ấm khi trời lạnh, mẹ có thể nói để bé hiểu nếu không mặc ấm con sẽ bị ốm và phải nhờ bác sĩ tiêm. Con không thể đến lớp, không thể đi chơi, mẹ không thể đưa con đi trung tâm thương mại vào cuối tuần này….
Đừng quát mắng và bắt con phải làm theo ý của người lớn ngay vì sẽ sinh ra sự ấm ức, chống đối ngầm, lì bướng.
4. Con bắt chước mọi người
Trẻ sẽ học theo cách mà người lớn làm, từ lời ăn tiếng nói cho đến hành động vì vậy bố mẹ nên gương mẫu và có những hành vi đúng mực. Hãy tạo cơ hội cho trẻ tự phục vụ các vấn đề của bản thân, giúp đỡ bố mẹ việc nhà, đi chợ chọn đồ cùng bố mẹ… Chắc chắn các nhiệm vụ này trẻ sẽ rất thích và tạo tiền đề cho con làm việc nhà một cách tự giác sau này.
Đối với giai đoạn này, mẹ nên bình tĩnh và tâm sự nhiều hơn. Nghiêm khắc nhưng không áp đặt, tôn trọng nhưng không chiều chuộng. Không thỏa hiệp khi con ăn vạ. Chỉ cho con những thứ xứng đáng. Tạo điều kiện để con học theo và làm những điều tích cực.
Con là tờ giấy trắng và chính cha mẹ là người viết những điều hay tốt đẹp lên đó. Nếu con được dạy dỗ từ chính những nền tảng cơ bản thì chắc chắn các giai đoạn phát triển tiếp theo cha mẹ sẽ uốn nắn được con như mong muốn. Dạy trẻ lên 2 không còn quá khó đúng không nào?