How to deal with children fighting over your toys?
Children play with you happily, but it is inevitable that there will be times when children will have conflicts and fight over toys with you. At this time, parents need to act extremely skillfully!
Why do young children often compete with each other for toys?
The fight for toys is the fact that children form a habit of possession or stay at home to create a habit that is theirs and children like it, it will all be theirs, so when playing with young people, they will also have that mentality. Children always want others to yield to them, do not want to share, do not like others to touch, so the “battle” of children easily breaks out to protect property rights.
Opportunity to learn a lot of good things
Nhưng đừng quá tiêu cực với việc tranh giành của trẻ mà cần nhìn nhận đấy cũng chính là cơ hội để trẻ thể hiện bản thân, cách xử lý và tính cách của trẻ đang như thế nào. Đừng vội vàng can thiệp và bắt con phải nhường nhịn bạn khác lâu dần tạo sự ấm ức, thu mình, luôn nghĩ mình sai mà không dám thể hiện ý kiến bản thân. Nhiều trẻ sẽ phản ứng lại bằng việc khóc lóc; một số trẻ lại giấu ấm ức trong lòng, lâu dần hình thành cảm giác tự ti, bất an, thậm chí cục cằn, ghen ghét, đố kị hoặc thu mình, khó hòa nhập với môi trường. Đó chính là sự tổn thương mà cha mẹ không ngờ tới.
Sự va chạm, tranh giành đồ chơi sẽ thúc đẩy các con tự tìm cách giải quyết những xích mích. Người lớn có thể để các con tranh luận 1, 2 phút hay va chạm miễn là không ai bị thương. Con sẽ học được cách biểu đạt nội tâm của mình trước người khác để ứng xử phù hợp hơn trong tương lai. Sau đó hãy hướng dẫn trẻ cách xử lý, cách nói để điều chỉnh lại nếu con ứng xử chưa được đúng.
Lắng nghe và trao quyền cho trẻ
Cha mẹ hãy quan sát xem rằng khi giành đồ chơi với bạn trẻ đang thể hiện như thế nào. Nếu như không gây nguy hiểm cho các bạn, dễ làm hỏng đồ thì cần can thiệp để trẻ bình tĩnh sau đó mới phân xử. Ba mẹ nên tạo điều kiện để trẻ tự nói ra vấn đề của mình rồi trao cho trẻ cơ hội lựa chọn: “Một là con sẽ chọn một đồ chơi khác, chờ đợi đến khi bạn chơi xong rồi đến lượt mình. Hai là con có thể ngồi để quan sát và chơi cùng bạn”.
Hãy nhấn mạnh việc trẻ cần bình tĩnh để lắng nghe thay vì khóc lóc, nổi cáu lên. Khi trẻ diễn đạt được thì bắt đầu hướng dẫn con cách ứng xử.
Để con hiểu và kiên nhẫn chờ đợi đến lượt của mình
Ba mẹ nên mở một “hội nghị bàn tròn” cùng các con nói chuyện, phân tích mặt tích cực của chơi cùng nhau, nếu vì một món đồ mà các con xích mích thật là không đáng, rằng bạn bè thì chúng ta nên học cách sẻ chia… Hãy cho trẻ thấy sự công bằng, nguyên tắc và cần tuân theo nguyê tắc khi chơi. Chơi để chia sẻ chứ không phải sự sở hữu rồi ấm ức, gào thét. Có vấn đề cần nói. Người lớn hãy thật tinh tế để nhìn nhận vấn đề, dẫn dắt con đến việc tự giải quyết vấn đề theo chiều hướng tích cực, tránh nóng vội, làm tổn thương tâm lý trẻ.
Xem thêm: Hỗ trợ trẻ em “cư xử” với các mâu thuẫn trong cuộc sống